Bánh mì Việt Nam hay được gọi là bánh mì kẹp là một loại món ăn đường phố phổ biến tại Việt Nam được rất nhiều người ưa thích. Không chỉ trong nước mà nó đã trở thành một món ăn nên thưởng thức mỗi khi đến Việt Nam.
Hôm nay, cách đây khoảng 9 năm vào ngày 24/03/2011 từ khóa “banh mi” đã được chính thức có mặt trên từ điển tiếng Anh Oxford. Chính vì vậy để kỷ niệm ngày trọng đại này google đã vinh danh món bánh mì của Việt Nam trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phổ cập món ăn phổ biến và dân dã của Việt Nam ra bên ngoài thế giới.
Nguồn gốc món bánh mì Việt Nam.
Bánh mì là một món ăn phổ biến có từ rất lâu rồi, không biết từ bao giờ bánh mì có mặt tại Việt Nam. Có người nói rằng bánh mì xuất phát từ thời pháp, khi bánh mì Baguette của pháp du nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, từ món bánh mì Baguette truyền thống giòn thơm không có nhiều hương vị, người Việt đã biến tấu những chiếc bánh mì đơn sơ đó thành món ăn với nhiều hương vị và gia vị. Vào khoảng năm 1950 các quầy bánh mì kẹp thịt được ra đời ở vùng đất nam bộ. Ban đầu khiêm tốn chỉ một vài cửa hàng sau đó lan rộng ra nhiều nơi, và các loại nhân bên trong bánh mì ngày một phong phú và đa dạng hơn.
Bánh mì kẹp bao gồm: Pate, thịt nguội, thịt heo quay, dăm bông, giò, chả lụa, trứng ốp, các loại rau gia vị như gò, hành, ớt và một chút tương ớt tạo lên hương vị khó quên.
Tùy vào từng vùng miền mà món bánh mì kẹp được biến tấu theo nhu cầu và khẩu vị khác nhau. Chính vì vậy bạn có thể thưởng thức món bánh mì Việt Nam với nhiều hương vị và cảm xúc khác nhau.
Bánh mì chả cá: Là món ăn đặc sản ở Nha Trang được tạo thành từ những miếng chả cá thơm ngon nóng hổi. Đã trở thành một món đặc sản khi đến vùng đất này.
Bánh mì thịt rim Hội An: Không chỉ thu hút khác với các công trình kiến trúc cổ, đèn lồng, những con kênh thơ mộng mà Hội An còn có nét văn hóa ẩm thực độc đáo và không thể không kể đến đó là món bánh mì rim khiến cho người ăn cảm thấy mềm thơm, vừa miệng.
Bánh mì que Hải Phòng: Với nước vị pate béo gậy thơm lừng kết hợp với nước sốt ớt cay nồng. Một chiếc bánh mì que sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Bánh mì Việt Nam qua dòng sự kiện.
Nổi tiếng nhất là bánh mì Phượng Hội An, món bánh mì việt nam đã được đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain khen gợi và được phát trên sóng truyền hình mỹ. Chỉ 2 phút gắn thế nhưng qua lời khen gợi của Anthony Bourdain nhiều người đã tò mò và rỉ tai nhau.
Tiếp sau đó 8 năm, năm 2018 tạp chí CNN còn gọi món bánh mì Việt Nam ở Hội An là vua của các loại sandwich trên thế giới
Hoa hậu hoàn vũ 2018: Trong phần trang phục dân tộc, cựu hoa hậu Việt Nam H’Hen Niê đã lựa chọn trang phục cách điệu từ những chiếc bánh mì truyền thống của Việt Nam. Qua đó quảng cáo về món bánh mì Việt Nam ngon đậm đà, ngọt bùi hấp dẫn.
Năm 2013: Tạp chí National Geographic bình chọn là một trong 11 món ăn đường phố nổi tiếng nhất thế giới.
Tuy nhiên, vào khoảng đầu tháng 2/2020 cũng có một số khách du lịch “thượng đẳng” tỏ ý chê bai bánh mì Việt Nam, coi đó là món ăn không ngon, không đủ chất dinh dưỡng nên tỏ ý chê bai. Gây nên cơn sốt khiến từ khóa bánh mì Việt Nam thịnh hành trên twitter Vậy bánh mì Việt Nam hàm lượng dinh dưỡng thế nào?
Hàm lượng dinh dưỡng bánh mì Việt Nam.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì kẹp Việt Nam có rất nhiều chất dinh dưỡng. Một chiếc bánh mì có giá trị dinh dưỡng khoảng từ 500-550 kcal. Bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các chất dinh dưỡng và protein khác.
Chính vì hội tụ đủ các chất dinh dưỡng nên món bánh mì không chỉ là món ăn phụ mà có thể thay thế món ăn chính và ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Ngày nay, bánh mì Việt Nam không chỉ là món ăn đường phố len lỏi vào các con ngõ, hẻm mà còn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam và nước ngoài. Từ nhà hàng sang trọng đến vỉa hè.
Có thể nói, món bánh mì Việt Nam là món ăn phổ biến không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Để rồi khi đi xa quê hương ta lại nhớ món bánh mì kẹp thịt hay những tiếng rao “Bánh Mì Nóng Đây” rất đỗi thân thương và giản dị.
Phạm Thường